• 0523.095.095
  • Zalo
  • Viber

MENU

Trồng răng Implant: Ưu điểm và nhược điểm của trồng răng

26/04/2025, 7:08 AM

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng tiên tiến nhất hiện nay với trụ Implant cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng bị mất. Qua đó đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường, mang lại nụ cười tự tin, tính thẩm mỹ tốt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ưu nhược điểm và quy trình thực hiện trồng Implant ngay sau đây.

1. Tìm hiểu về trồng răng Implant

Trồng Implant là kỹ thuật cấy trụ Implant vào xương hàm. Trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium có vai trò như một chân răng thật. Khi trụ đã tích hợp với xương hàm thì bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh với hình dáng và chức năng như răng thật.

Cấu tạo của 1 răng Implant hoàn chỉnh gồm 3 phần:

– Trụ Implant: có vai trò như chân răng, cấy thẳng vào xương hàm

– Abutment: kết nối giữa mão sứ và trụ Implant

– Răng sứ: có kích thước, hình dáng và màu sắc như răng thật

Có nhiều thương hiệu Implant khác nhau được nhập khẩu từ Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Mỹ, Đức,… Dù đến từ quốc gia nào, trụ Implant cũng đều được chế tác từ vật liệu chính là Titanium, được FDA Hoa kỳ chứng nhận về độ an toàn và tương thích tốt với xương hàm.

2. Ưu điểm và nhược điểm của trồng răng Implant

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant, bạn cần nắm được những ưu và nhược điểm sau.

2.1. Ưu điểm

Hiện nay, cấy ghép Implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng tối ưu nhất bởi những ưu điểm sau:

– An toàn và lành tính:

Nhờ được chế tác từ Titanium nguyên chất – vật liệu phổ biến trong Y tế và không gây hại đến cơ thể. Dù sử dụng lâu dài trong khoang miệng, trụ Implant vẫn duy trì ổn định trong xương hàm, không gây kích ứng.

– Cải thiện khả năng ăn nhai:

Răng Implant cứng chắc sẽ khôi phục tới 98% lực nhai giống như răng thật. Bạn có thể thoải mái thưởng thức món ăn mình yêu thích.

– Đảm bảo thẩm mỹ:

Với trường hợp mất răng toàn hàm hoặc mất răng cửa thì phương pháp cấy Implant sẽ giúp khôi phục tính thẩm mỹ. Ngoài ra, những biến chứng do tiêu xương hàm gây ra như da nhăn nheo, lão hóa, má hóp,… đều được cải thiện.

– Ngăn chặn tiêu xương hàm:

Nhờ cấy trụ Implant thay thế cho chân răng cũ bị mất, mật độ xương hàm sẽ được duy trì lực tác động. Từ đó giúp ngăn chặn tiêu xương hiệu quả, hạn chế xô lệch răng, tụt nướu.

– Không xâm lấn răng khác:

Khi cấy trụ Implant sẽ không cần phải mài hay xâm lấn vào các răng kế cận, nhờ đó bảo toàn tối đa được răng thật.

– Tuổi thọ đến trọn đời:

Răng Implant vô cùng chắc chắn, có thể thoải mái những món ăn dai, cứng. Hơn nữa, răng Implant có tuổi thọ rất cao, có thể đến trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm trên thì phương pháp cấy ghép Implant cũng có nhiều hạn chế như:

– Không phù hợp trẻ dưới 16 tuổi:

Trẻ dưới 16 tuổi không nên cấy implant, bởi khi đó xương hàm vẫn đang phát triển, mật độ xương thấp nên có nguy cơ bị vùi Implant.

– Cần trang thiết bị hiện đại:

Để đảm bảo quy trình trồng răng an toàn, hiệu quả, không thể thiếu sự hỗ trợ của các trang thiết bị tân tiến. Ngoài ra, cần phải có đủ dụng cụ chuyên dụng và đảm bảo vô trùng theo tiêu chuẩn y khoa.

– Chi phí cao

Chi phí trồng Implant khá cao khiến nhiều người băn khoăn khi lựa chọn. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì Implant giúp phục hình vượt trội về thẩm mỹ, ăn nhai và có thể sử dụng suốt đời.

– Thời gian điều trị kéo dài:

Thông thường, bạn phải mất 3 – 6 tháng mới hoàn tất quá trình cấy ghép. Bởi bác sĩ phải chờ trụ được tích hợp vào xương hàm rồi mới đặt mão sứ lên trên.

3. Khi nào nên trồng Implant

Với công nghệ hiện đại, trồng Implant có thể thực hiện cho hầu hết các trường hợp mất răng như:

– Mất 1 răng hoặc mất nhiều răng: răng Implant được sử dụng để thay thế từng răng đã mất hoặc cả hàm

– Mất răng toàn hàm: bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp trồng răng Implant All On 4 hoặc All On 6 để khôi phục răng mất toàn hàm

– Mất răng do chấn thương: mất răng do chấn thương ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và sức khỏe nên cần được trồng kịp thời

– Răng sâu lớn: cấu trúc răng bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cần nhổ kịp thời để không ảnh hưởng tới răng khác

– Sâu răng vào tủy: tủy răng bị tổn thương không thể phục hồi, khiến răng giòn, yếu, không đảm bảo được chức năng ăn uống

– Chân răng suy yếu: chân răng yếu có thể khiến răng gãy rụng bất cứ lúc nào và có thể gây các bệnh lý nha khoa nguy hiểm nên cần được phục hình ngay

– Viêm chân răng: viêm nhiễm sẽ làm tổn thương chân răng và ảnh hưởng tới các tổ chức quanh răng, lâu dần dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tuy nhiên, trồng Implant không khuyến khích thực hiện với người đang mang thai, cho con bú, mắc bệnh mạn tính, ung thư, trẻ dưới 16 tuổi,… Bạn cần đi khám để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.